Trang chủ      

DANH MỤC

Ý kiến khách hàng

Video

Banner trái

Uống nước thải đã xử lý trước mặt Bộ trưởng TN-MT

  Chiều 2-5, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đến nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2 (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) để tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải của ông Huỳnh Uy Dũng (thường gọi là ông Dũng “lò vôi”).  Để minh chứng nhà máy của mình xử lý nước thải rất tốt, ông Dũng “lò vôi” tự tin uống một ly nước thải sau xử lý trước mặt Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT).
 
    Bộ trưởng cho biết vừa qua, báo chí đưa tin nhiều về nhà máy xử lý nước thải của ông Dũng nên ông muốn trực tiếp tìm hiểu tính hiệu quả của nhà máy. Bộ trưởng đề nghị ông Dũng “lò vôi” cho gặp kỹ sư, chuyên gia của nhà máy để hỏi sâu những vấn đề kỹ thuật, cách xử lý nước thải… Ông Dũng “lò vôi” đáp rằng nhà máy có một số kỹ sư đang làm việc nhưng toàn bộ công nghệ xử lý nước thải này do ông nghiên cứu ra, ông có thể trình bày trước bộ trưởng.
 
 
 
    Ông Dũng cho biết hiện nay, nhà máy của ông một ngày xử lý hơn 7.000 m3 nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần 2. Đáng chú ý, trong KCN này có rất nhiều nhà máy dệt nhuộm, xi mạ có loại nước thải rất khó xử lý nhưng ông Dũng khẳng định mình “xử đẹp”. Đặc biệt, ông Dũng chia sẻ công nghệ xử lý của ông có nhiều điểm khác biệt là dùng vi sinh, không dùng hóa chất, nước sau xử lý được các nhà máy trong KCN tái sử dụng phục vụ sản xuất.
    
    Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá ý tưởng tái sử dụng nước thải sau xử lý của ông Dũng là táo bạo, đặc biệt trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng hạn hẹp. Bộ trưởng khẳng định cơ quan nhà nước tôn trọng “bản quyền”, công nghệ xử lý của ông Dũng. Tuy nhiên, để có thể đưa ra đánh giá chính xác, khách quan về công nghệ xử lý này, bộ trưởng cho rằng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc thẩm định chi tiết và công bố sau. 
 
tiep-Bo-truong
 
    Bộ trưởng nói: “Công nghệ này thành công thì KCN này không còn nước thải ra môi trường nữa. Đó là việc đáng ghi nhận, đánh giá cao. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng nhà nước có trách nhiệm đánh giá cụ thể công nghệ này trên phương diện kỹ thuật, phương diện chất lượng an toàn môi trường, phương diện hiệu quả kinh tế”.
 
    Nhà máy xử lý nước thải của ông Dũng rất rộng nhưng Bộ trưởng Bộ TN-MT yêu cầu dẫn đến khảo sát vị trí nào, ông cũng “chiều”. Ông Dũng khẳng định toàn bộ nhà máy không hề có bất cứ đường ống ngầm nào xả lén ra môi trường. Trước khi chia tay Bộ trưởng Bộ TN-MT, ông Dũng “lò vôi” lấy nước thải sau khi xử lý của nhà máy uống trước mặt bộ trưởng như một cách khẳng định mình tận tâm với môi trường.
 
hop-bao
 
    Trao đổi với phóng viên, ông Dũng “lò vôi” chia sẻ mình không phải là kỹ sư hóa nhưng tự mày mò nghiên cứu xử lý nước thải. Nguyên nhân là vì ông có cảm giác “mắc nợ” do ngày trước ông là người tiên phong mở KCN. Dù đóng góp của mô hình KCN là rất lớn về mặt kinh tế nhưng nó cũng gây tác hại nhiều cho môi trường. 
 
    Ông Dũng tâm sự: “Bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ tương lai, bảo tồn giống nòi của mình. Nó quan trọng lắm, tôi bây giờ đáng lẽ đến tuổi đi nghỉ mát, đi chơi rồi nhưng phải đầu tư nghiên cứu xử lý nước thải là vì vậy”. Ông Dũng cho biết bất kỳ KCN nào trên cả nước bị ô nhiễm mà chủ đầu tư có thiện chí hợp tác thì ông sẽ tới xây dựng nhà máy, dùng công nghệ của mình xử lý, phục hồi môi trường cho khu vực đó.
 
    Bộ trưởng Trần Hồng Hà đặt ra nhiều câu hỏi quanh quy trình xử lý nước thải, như kiểm soát nước thải đầu vào, công nghệ xử lý, quá trình vận hành… Bộ trưởng lưu ý rút kinh nghiệm các sự cố môi trường từng xảy ra, cần có bể dự phòng cho sự cố, kiểm tra các doanh nghiệp có “cống ngầm” xả thải trộm  hay không…
 
    Đại diện Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cho biết nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2 được mở rộng đã giảm áp lực cho kênh Ba Bò, là con kênh ô nhiễm nổi tiếng một thời của TP.HCM và Bình Dương. 
 
    Các trạm quan trắc cho thấy sau khi nhà máy xử lý đi vào hoạt động, nước thải đầu ra đạt chuẩn quy định. Với việc chủ đầu tư muốn nâng thêm chất lượng nước thải sau xử lý, có thể cung cấp lại cho các nhà máy là vấn đề mới, sẽ được các cơ quan chuyên môn tiếp tục xem xét, thẩm định.
 
    Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để có ý kiến chính thức, thể hiện bằng số liệu cụ thể để đánh giá về công nghệ “biến nước thải công nghiệp thành nước sạch” mà doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đề xuất.
 
khu-xu-ly-nuoc-thai-Dung-lo-voi
 
    Nhân rộng mô hình “nhà vệ sinh sạch”
 
    Cũng trong ngày 2-5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và mtrường Trần Hồng Hà đã thăm và làm việc với Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
 
    Ông Lê Văn Hiệp – chủ tịch Hiệp hội – đã giới thiệu tới bộ trưởng và đoàn công tác mô hình cabin nhà vệ sinh tự động và kế hoạch thực hiện cuộc “cách mạng nhà vệ sinh sạch” bằng nguồn vốn xã hội hóa.
 
    Bộ trưởng đánh giá cao ý nghĩa xã hội chương trình mà Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam đang theo đuổi và cho biết bộ sẽ tiếp tục có các buổi làm việc với hiệp hội về các nội dung cụ thể của kế hoạch này.

Đăng ký tư vấn

Đăng ký Email để nhận tin tức mới nhất từ chúng tôi được gửi đến hộp thư đến của bạn!

TOP

0938 540 586

Gọi điện SMS Liên hệ