Qua các bài viết giới thiệu về màng MBR, giới thiệu về thông số kỹ thuật màng, nay xin giới thiệu công nghệ màng MBR kết hợp AAO xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ màng MBR là công nghệ kinh điển trong nghề xử lý nước thải hiện nay, với ưu điểm tiết kiệm diện tích, vận hành tự động, hiểu quả cao.
|
Màng MBR xử lý nước thải |
Thành phần nước thải bệnh viện:
Nước thải ở các phòng khám gồm 3 loại :
- Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, nhân viên, nước thải khu căn tin, thành phần này chiếm 65-80%.
- Nước thải từ quá trình khám chữa bệnh : dịch, máu, E.coli, các loại hóa chất dùng xét nghiệm, khử trùng, tẩy rửa, các loại vaccine, Coliform, Salmonella, Shigella và Vibrio Cholera, chất rắn lơ lửng, Thuỷ ngân, đồng, chì Cadimi, Kẽm, Phenol, Chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, các phế phẩm thuốc, các dung môi hóa học, và đặc biệt là dư lượng thuốc kháng sinh…;
Các hóa chất trong chuẩn đoán và điều trị bệnh hòa lẫn trong nước thải bệnh viện.
- Nước thải giặt tẩy vệ sinh.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
Giới thiệu công nghệ AAO
Công nghệ AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic – Anoxic – Oxic . Công nghệ AAO công nghệ xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau. Làm giảm nhanh chóng nồng độ ô nhiễm trong nước thải. tiết kiệm diện tích. Trong đó Bể Anaerobic là bể lỵ khí, Anoxic là bể thiếu khí, Bể Oxic là bể hiếu khí.
Thuyết minh công nghệ.
Nước thải bệnh viện có nhiều nguồn thải khác nhaum sau khi xử lý sơ bộ sẽ được dẫn về bể điều hòa .
1. Bể Điều Hòa
Với chức năng điều hòa lưu lượng nước thải trong ngày, và điều hòa nồng độ khác nhau từ các nguồn thải, giúp cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện có mức hoạt động ổn định, giúp hệ vi sinh vật tăng trưởng và phát triển tốt.
2. Bể Anaerobic.
Nước thải được ổn định trong bể điều hòa được điều tiết vào hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhờ bơm nước thải, bơm nước thải bơm nước lên bể Anaerobic.
Tại bể Anaerobic với cơ chế phát triển của các loại chủng vi sinh vật kỵ khí xử lý nước thải bệnh viện như :
- Chủng Nhóm : vi khuẩn thuỷ sinh: Hydrolytic bacteria
- Chủng Nhóm : vi khuẩn lên men acid – Fermentative acidogenic bacteria
- Chủng Nhóm : vi khuẩn acetic – Acetogenic bacteria
- Chủng Nhóm : vi khuẩn metan – Methanogens
Các loại chủng vi sinh vật này sẽ giúp phân giải nhanh các chất khó tiêu, khó phân huỷ, căn bã như: Xenluloza, Tinh bột, Ki tin, Pectin, Protein, Lipít và một số hoạt tính khác ổn định lâu dài có trong xử lý nước thải bệnh viện.
Ngoài ra các vi sinh vật kỵ khí trong xử lý nước thải bệnh viện còn khử mùi hôi, Ức chế vi khuẩn gây mùi hôi thối. Mật độ vi sinh vật hữu ích trên các màng đêm sinh học giúp tăng cường hiệu quả trong hệ thống xử lý nước thải, Giảm lượng COD, BOD5. TSS… Vi sinh vật tổng số >= 10^9 Cfu/g Các enzim.
3. Bể Anoxic trong công nghệ AAO .
Nước thải bệnh viện sau khi được xử lý các chất hữu cơ khó phân huỷ tại bể kỵ khí sẽ được chuyển qua bể thiếu khí để xử lý tiếp. Trong bể thiếu khí, với sự đa dạng các chủng loại vi sinh vật có tính tuỳ nghi chuyên dụng cho xử lý nước thải bệnh viện sẽ xử lý hàm lượng Nito có trong nước, giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tế bào mới.
Lượng Nitơ (Nitơ Amoni) trong nước thải sinh hoạt hòa trộn vào gây nên hàm lượng cao sẽ làm mất cân đối thành phần dinh dưỡng (BOD/N/P) và gây ngộ độc hoặc kìm hãm đối với vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Do vậy quá trình Oxy hóa NH4 -> NO3 và khử Nitơ NO3 -> N2 là nguyên nhân tất yếu để chọn công nghệ nói trên.
Khử nitơ tổng thông qua quá trình thiếu khí (Anoxic), ở đây NO3 được chuyển hóa thành N2 khi không có mặt Oxy hoặc có với mật độ thấp. Đây là quá trình bắt buộc nhằm giảm được Nitơ trong công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
4. Bể Aerotank trong công nghệ AAO.
Hoá chất cân bằng pH được bơm vào bể điều hoà giúp việc xử lý nước thải bệnh viện luôn ổn định về pH nằm trong ngưỡng phát triển tốt của vi sinh vât nhờ hệ thống đầu dò, cảm biến pH cùng bơm định lượng.
Trong bể Aerotank, nước thải bệnh viện được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí . Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.
Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO). Mức duy trì chỉ số DO trong bể Aerotank luôn ở mức 1,5 – 2 mg/l.
5. Bể màng MBR.
Nhờ sử dụng công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải bệnh viện mà các thể cặn, xác vi sinh vật, các loại vi khuẩn vi rus được giữ lại trong bể MBR, giúp cho nước sau xử lý nước thải có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.
|
So sánh công nghệ màng MBR với công nghệ truyền thống |
Nước thải bệnh viện sau khi qua hệ thống màng lọc MBR (đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010/ BTNMT) được xả vào bể trung gian, từ đó bơm ra ngoài bằng hệ thống bơm.
Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO kết hợp màng MBR là công nghệ tiên tiến đã được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, cho thấy mức độ thích nghi, đáp ứng về nhu cầu trong mọi môi trường về thời tiết, mặt bằng, kinh tế…
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện của công ty Việt Water có các ưu điểm :
Vận hành đơn giản
Tiêu hao ít hoá chất
Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý
Dễ dàng trong công tác bảo trì
Sử dụng thiết bị phù hợp chất lượng cao
Tự động hoá quá trình vận hành
An toàn và thân thiện với môi trường
Tính linh hoạt của hệ thống cao, có thể nâng công suất hay thay đổi nguồn vào khi cần
Sử dụng nguồn Vi sinh vật sẵn có trong nước thải để xử lý chất ô nhiễm