Trang chủ      

DANH MỤC

Ý kiến khách hàng

Video

Banner trái

Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm phù hợp là rất quan trọng để tôm phát triển tốt và giảm thiểu những hệ lụy ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ao nuôi tôm.

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM

 
Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ao nuôi tômÁp dụng công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm phù hợp là rất quan trọng để tôm phát triển tốt và giảm thiểu những hệ lụy ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ao nuôi tôm.

 
Nhờ đặc điểm thổ nhưỡng và thủy văn, Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước mà sản lượng từ nuôi trồng thủy sản cũng chiếm “vị thế” đáng kể, đặc biệt là nuôi tôm. Có thể thấy rằng, sự phát triển của các trại nuôi tôm theo quy mô công nghiệp đã gặt hái được rất nhiều thành công và cải thiện mức sống của người dân nơi đây. Tuy vậy, nước thải từ quá trình nuôi tôm quy mô công nghiệp cũng đồng thời phát sinh ra nhiều hệ lụy về môi trường. Do vậy, chỉ có lựa chọn và ứng dụng giải pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm phù hợp thì mới có thể phát triển bền vững nghề nuôi tôm và bảo vệ được môi trường. Trong bài này, chúng tôi muốn nói đến giải pháp sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp.
Các ao nuôi tôm công nghiệp đang được phát triển rộng rãi khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
 

ác ảnh hưởng môi trường đến từ nuôi tôm công nghiệp

Nhiều năm qua, nghề nuôi tôm thủy sản nước lợ, nước mặn ở các huyện thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng phát triển, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao… Song, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm chưa cao, việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người nuôi tôm.
 
Có thể thấy, lượng chất thải sinh ra có liên quan mật thiết với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm. Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm. Trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất Ni-tơ, Phốt-pho và các chất dinh dưỡng khác, tạo nên sự siêu dưỡng và làm nở rộ vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất Carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm nồng độ Oxy hòa tan và tăng BOD, COD, H2S, Ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp giúp tôm phát triển tốt và bảo vệ ô nhiễm môi trường.
Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm tích tụ trong bùn đáy ao, là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm do lớp bùn này rất độc, thiếu Oxy và chứa nhiều chất gây hại như Ammonia, Nitrite, H2S, tác động trực tiếp làm tôm luôn bị căng thẳng, kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn và chết hàng loạt.
 
Hoạt động xả thải nguồn nước trong ao và bơm bùn đáy ao trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ra kênh rạch tự nhiên mà không xử lý sẽ làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tục, không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt thì mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy làm môi trường nước trở nên phú dưỡng, nghề nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sẽ lại càng chịu rủi ro nhiều hơn nữa. Mặt khác, hạ tầng phục vụ các vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, hệ thống thủy lợi vốn là hệ thống phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp; nhiều khu nuôi tôm cưa có kênh cấp, kênh xả riêng biệt, thậm chí nhiều đoạn kênh bị lồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi tôm. Hậu quả là mầm bệnh vẫn còn tồn lưu trong khu nuôi tôm khi các ao tôm bị bệnh thỉa nước ra môi trường bên ngoài, nên khả năng lây nhiễm rất cao.

Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp

Sự phát triển của công nghệ trong ngành xử lý nước thải cũng cung cấp cho chúng ta rất nhiều phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm khác nhau. Dưới đây là giải pháp xử lý nước thải đầu ra của ao nuôi tôm nhưng không sử dụng hóa chất.

Giải pháp sử dụng hệ vi sinh vật

Vi sinh xử lý nước thải ao nuôi tôm dùng các chủng vi sinh, tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học, khoáng chất kích hoạt sinh trưởng ban đầu và xúc tá hoạt tính có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, các thức ăn thừa tích tụ để tạo sự ổng định, duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao hồ.  Thông thường, các chế phẩm vi sinh được áp dụng trong giải pháp này bao gồm:
 
– Phương pháp hiếu khí sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý. Nhóm nghiên cứu Phan Thị Hồng Ngân và Phạm Khắc Liệu (Đại học Huế) ứng dụng công nghệ xử lý hiếu khí với lớp đệm ngập nước (Submerge Aerated Fixed Bed – SAFB), sử dụng bùn hoạt tính hiếu khí đã thích nghi, xử lý tốt nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ với hiệu suất loại COD đạt 73,7%, loại NH4-N đặt 97,4%. Phương pháp hiếu khí có thời gian lưu bùn dài còn tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn nitrate hóa.
Vi sinh EcoCleanTM 108 là sản phẩm vi sinh hiếu khí chuyên dùng trong xử lý nước thải ao nuôi thủy sản.
Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí để xử lý. Đây là phương án thường được sử dụng để xử lý nước thải, đặc biệt thông dụng là bể kỵ khí kiểu đệm bùn dòng chảy nghịch (Upflow Anaerobic Sludge Blanket – UASB). Công nghệ này phân phối nước thải từ dưới lên qua lớp bùn kỵ khí để tiến hành quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng các vi sinh vật kỵ khí. Hệ thống tách pha phía trên sẽ tách các pha rắn – lỏng – khí để tách các chất khí, chuyển bùn xuống đáy bể và dẫn nước sau xử lý ra ngoài. Nghiên cứu của Mirzoyan N. và Gross A. công bố tại NCBI cho thấy, bể phản ứng UASB ứng dụng tốt trong xử lý nước thải nuôi thủy sản nước lợ, giảm 81% chất rắn lơ lửng (TSS), 98% COD, 92% chất dễ bay hơi.
 

Đăng ký tư vấn

Đăng ký Email để nhận tin tức mới nhất từ chúng tôi được gửi đến hộp thư đến của bạn!

TOP

0938 540 586

Gọi điện SMS Liên hệ