Ô nhiễm môi trường sống đang là lỗi lo của cả Thế giới vì sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng của nó đến sức khỏe con người; trong đó, xử lý nước thải là mối quan ngại hàng đầu. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý môi trường cũng đang cố gắng kiểm soát chặt chẽ vấn đề xử lý môi trường của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tư nhân xả thải. Chung tay cùng đất nước bảo vệ màu xanh cho con cháu chúng ta, chúng tôi đã không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm tối ưu nhất cho khách hàng.
– Thi công nhan gọn tại công trình (bằng việc thiết kế lắp đặt sẵn chúng tôi đã giảm được thời gian xây dựng và thi công tại công trình)
– Tính cơ động cao (Có thể di chuyển lắp đặt nơi khác khi khách hàng di chuyển địa điểm).
– Chịu hóa chất ăn mòn
– Độ bền cơ học cao
– Thiết kế gọn, giảm diện tích mặt bằng
– Bảo hành bảo trì dễ dàng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất bồn bể Composite nhưng để đưa ứng dụng cho xử lý nước thải còn chưa hiểu sâu về công nghệ. Trải qua các năm kinh nghiệm, chúng tôi đã chọn lựa và kết hợp với xưởng sản xuất Composite có uy tín, sản phẩm chất lượng độ bền cao.nhằm. Với mỗi công trình qua khảo sát thực tế chúng tôi sẽ đưa ra được thiết kế và phương án phù hợp với diện tích thực trạng.
Các thiết kế chuyên biệt của bồn composite (FRP) với kết cấu vật liệu riêng sẽ phù hợp cho từng tiêu chuẩn của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, và xử lý nước thải công nghiệp. Vật liệu nhựa vinylester có khả năng chống ăn mòn từ các hóa chất xử lý nước thải và môi trường nước thải cùng với kết cấu sợi thủy tinh, xuất xứ từ Nhật Bản, loại sợi dễ thấm, và chất lượng cao giúp tăng sức bền vật liệu, từ đó tăng tuổi thọ bồn, đảm bảo hệ thống vận hành không bị rò rỉ, gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác của hệ thống.
Hệ thống xử lý nước thải bằng composite có thể là hệ thống gồm các bồn liên kết với nhau có các gân tăng cứng bằng thép được bọc phủ composite (FRP) bên ngoài. Các phụ kiện kết nối của bồn composite xử lý nước thải được sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (JIS), như mặt bít composite, ống chờ composite, co FRP, sử dụng 100% nhựa chống ăn mòn hóa chất vinylester không có bọt khí.
Các dạng bồn Composite xử lý nước thải do chúng tôi thiết kế:
– Bồn composite xử lý nước thải dạng tròn
– Bồn composite xử lý nước thải dạng bồn chóp nón
– Bồn composite xử lý nước thải dạng bồn trung tâm
– Bồn composite xử lý nước thải dạng bồn trao đổi ion
– Bồn composite xử lý nước thải dạng bồn lắng
– Bồn composite xử lý nước thải dạng hình hộp…
Một trong các ứng dụng nổi bật của bồn Composite là sử dụng xử lý nước thải sinh hoạt – xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn và cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Trong đó bồn xử lý nước thải bằng composite gồm các ngăn với chức năng xử lý như sau:
1.Ngăn thiếu khí
Khử về nitơ và một phần các chất hữu cơ. Dưới đáy ngăn thiếu khí có lắp hệ thống phân phối khí thô hoặc máy khuấynhằm tránh bùn sinh học lắng xuống đáy bể và tăng độ đồng đều của nước thải.
2.Ngăn hiếu khí
Các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành CO¬2, H2O, NO3-,N2,. và sinh khối. Dưới đáy bể có lắp hệ thống phân phối khí mịn nhằm cung cấp oxy cho quá trình xử lý đồng thời trộn đều bùn hoạt tính với các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Trong ngăn thiếu khí và hiếu khí còn có các đệm vi sinh để tăng mật độ bùn hoạt tính trong bể xử lý qua đó sẽ làm giảm thời gian xử lý dẫn đến giảm khối tích công trình.
3.Ngăn lắng
Các bông cặn cuốn theo nước chảy ra từ ngăn hiếu khí sẽ được lắng tách ra khỏi dòng nước tại đây. Trong ngăn lắng có đường tuần hoàn bùn về bể thiếu khí nhằm khử nitơ có trong nước thải đồng thời để duy trì mật độ bùn hoạt tính trong bể xử lý và đường thải bỏ bùn dư sinh ra từ quá trình xử lý sinh học.
4.Ngăn khử trùng
Các vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt bởi hóa chất khử trùng như NaOCl,….. được bơm cấp vào đây hoặc được thả vào trong ngăn này dưới dạng viên nén.
Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống xử lý bằng bồn composite sẽ đạt yêu cầu cho phép theo QCVN 14-2008/BTNMT.
5.Ngăn chứa bùn
Bùn dư từ quá trình xử lý sinh học được bơm về ngăn chứa bùn. Phần nước trong tách ra từ bùn sẽ chảy ngược lại về ngăn thiếu khí để xử lý, còn bùn thì sẽ được lưu lại một thời gian. Tại đây sinh khối trong bùn sẽ tự phân hủy và giảm khối lượng. Định kỳ khoảng 2-3 tháng bùn sẽ được mang đi xử lý.
Các thiết bị trong bồn xử lý nước thải bằng composite gồm có máy thổi khí, bơm nước thải, bơm bùn, phao điện, tủ điều khiển.
Để xử lý nước thải công nghiệp, quý khách hàng có thể tham khảo các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tốt nhất hiện nay:
A/ Phương pháp xử lý cơ học:
Phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải sản xuất. Phương pháp này chúng ta hay dùng để loại các tạp chất không tan (còn gọi là tạp chất cơ học) trong nước. Các tạp chất này có thể ở dạng vô cơ hay hữu cơ. Các phương pháp cơ học thường dùng là:
1. Xử lý nước thải dùng song chắn rác hoặc lưới chắn rác
– Loại bỏ tất cả các tạp chất có thể gây sự cố trong quá trình vận hành hệ thống Xử lý nước thải. Trong Xử lý nước thải đô thị người ta dùng song chắn để lọc nước và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại, còn trong Xử lý nước thải công nghiệp người ta đặt thêm lưới chắn.
2. Bể điều hòa
Dùng để duy trì sự ổn định của dòng thải, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động của lưu lượng dòng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý nước. Làm tăng hiệu quả của hệ thống sinh học do nó hạn chế hiện tượng quá tải của hệ thống về lưu lượng cũng như hàm lượng các chất hữu cơ, giảm được diện tích xây các bể sinh học (do được tính toán chính xác hơn). Hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức độ thích hợp cho các hoạt động của vi sinh vật.
Chất lượng nước thải sau xử lý và việc cô đặc bùn ở đáy bể lắng thứ cấp được cải thiện do lưu lượng nạp chất rắn ổn định.
Diện tích bề mặt cần cho hệ thống lọc nước giảm xuống và hiệu suất lọc được cải thiện, chu kỳ làm sạch bề mặt các thiết bị lọc cũng ổn định hơn
3. Bể lắng cát
Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước thải. Theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát , bể lắng sơ cấp, bể lắng thứ cấp.
Bể lắng sơ cấp: đặt trước công trình xử lý sinh học dùng để gữi lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học và loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng bé hơn tỉ trọng nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại bỏ 50 -70% chất rắn lơ lửng, 25 – 40% BOD của nước thải.
Bể lắng thứ cấp: đặt sau công trình xử lý sinh học.
4. Lọc
Được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại chúng được, là quá trình tách các hạt rắn ra khỏi pha lỏng hoặc pha khí bằng cách cho dòng khí hoặc lỏng có chứa hạt chất rắn chảy qua lớp ngăn xốp, các hạt rắn sẽ bị gữi lại. Lọc có thể xảy ra dưới tác dụng của áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng hoặc áp suất cao trước vách ngăn hay áp suất thấp sau vách ngăn
5. Đông tụ và keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Khi đó, để tách các hạt rắn này, cần tăng kích thước trên cơ sở đó sẽ tăng vận tốc lắng bằng cách thực hiện đông tụ và keo tu. Đông tụ là quá trình trung hòa điện tịch Còn keo tụ là quá trình tạo bông hay tạo thành hạt lớn từ những hạt nhỏ
B/ Phương pháp hóa học và lý học
Đây là phương pháp dùng để thu hồi các chất quí, khử các chất độc hoặc các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa sau này. Các phương pháp lý học và hóa học thường dùng là: oxy hóa, trung hòa, keo tụ (đông tụ), tuyển nổi, đializ (màng bán thấm)… Thông thường đi đôi với trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác.
C/ Phương pháp sinh hóa:
Phương pháp này thường để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của vi sinh vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như carbon, nitơ, phốt pho, kali…Trong quá trình dinh dưỡng các vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên.